Thông tin du học
Mục lục
LÝ DO NÊN SỬ DỤNG DỊCH VỤ DU HỌC CỦA CÔNG TY EduMatch
I/ TỰ LÀM HỒ SƠ DU HỌC?
Có thể bạn từng có ý định tự làm hồ sơ du học, và chúng tôi hoàn toàn đồng ý rằng, việc tự làm hồ sơ khi bạn có đủ kiến thức, kinh nghiệm, hiểu biết cần… là một trải nghiệm thú vị.
Tuy nhiên, nếu bạn chọn tự làm hồ sơ khi có một trong các suy nghĩ dưới đây thì chúng tôi đề nghị các bạn xem xét lại:
1. Tội gì phải qua agent, trong khi trường và bộ di trú hướng dẫn hết rồi?
Thực tế thì: mỗi hồ sơ là một trường hợp du học riêng biệt, từ học lực, tài chính, kỹ năng… đến các yếu tố khác, trong khi website trường hay bộ di trú chỉ có các hướng dẫn & giải đáp chung, mà không có hướng dẫn chi tiết- cụ thể cho trường hợp của bạn. Vì vậy nếu chưa đủ hiểu biết, bạn không nên liều, mà nên có 1 công ty tư vấn du học (agent) có kinh nghiệm đồng hành để đảm bảo phần thắng cao.
2. Tội gì mất tiền cho agent?
Thực tế thì:
- Agents thường sẽ KHÔNG THU PHÍ phí nếu trường trả hoa hồng cho agents – thường thì hoa hồng sẽ khoảng 5-10% học phí năm đầu tiên bạn học tại trường agent đăng kí cho bạn vào; còn khi không được trả hoa hồng, các agent thường sẽ thu một khoản phí nhất đinh, gồm phí hành chính và thù lao; mức thu phí là tùy công ty quy định, căn cứ vào danh sách dịch vụ bạn chọn sử dụng tại công ty;
- Agent cần THU PHÍ để tồn tại. Các bạn biết agents là công ty kinh doanh, họ trước hết cần đảm bảo tồn tại của công ty, sau đó là có chút lãi để sống và tiến dần cùng mọi người, họ tuyệt đối không phải là các tổ chức từ thiện. Các agents là những người BÁN CHẤT XÁM- KIẾN THỨC- KINH NGHIỆM để kiếm sống, cũng giống như bác sỹ mở phòng khám khám bệnh, chuyên gia tâm lý mở phòng tư vấn tâm lý, luật sư mở VP luật sư, hay cơ quan nhà nước thu tiền phí hành chính, xử lý… khi xác nhận hồ sơ hay làm các việc abc cho các bạn…; nên agents thu phí dịch vụ là điều bình thường. Các agents tốt sẽ không lạm thu phí, minh bạch các phí cần thu trong hợp đồng với du học sinh.
3. Sẽ tốt hơn nếu tôi tự làm!
Yes, nếu bạn có kiến thức, có kinh nghiệm, có thời gian và không ngại khó để follow up, tự làm & thành công; nếu không thì nhiều khi khóc không ra nước mắt, không còn cứu nổi: lỡ khai, lỡ sai cái này nên lộ ra cái kia, tưởng thế là ổn… Lưu ý là các đại sứ quán lưu thông tin hồ sơ của bạn, bạn cũng bị yêu cầu khai ra bạn từng apply visa vào nước nào chưa, từng bị trượt chưa… Nếu bạn không khai ra thì các VP visa vẫn check ra được, do nhiều đại sứ quán- VP visa chia sẻ thông tin các học sinh trượt, bất luận trượt vì lý do gì… nên nếu tự làm mà rủi không ổn, lần sau của bạn sẽ khó hơn nhiều.
4. Tự làm tiết kiệm hơn.
Thực tế thì:
- Làm hồ sơ du học qua agents hay tự làm, thì học phí bạn trả cho trường là như nhau, chính là mức phí thể hiện trên website của trường bạn học. Chuyện trường trả hoa hồng cho agents là trường trích từ phí marketing của trường để trả, chứ không phải trường tăng học phí của các bạn lên để trả hoa hồng cho agents;
- Tự làm, khi bạn chưa có kinh nghiệm, có thể phải đi làm lại, mất thời gian, lỡ việc… thì có thể còn tốn hơn là thuê agent làm, vì các agents có chuyên môn, được đào tạo sẽ biết chính xác hồ sơ cần gì, gửi đến ai… đảm bảo chuyện nghiệp, nhanh, hiệu quả.
5. Agents lừa đảo?
Yes, rất nhiều, ngành nào cũng vậy: BS rởm, tư vấn nhà đất rởm, agents rởm… cho nên bạn cần chọn đúng công ty du học để thuê. Những công ty tốt luôn đảm bảo:
- Đăng kí kinh doanh, do Sở Kế hoạch đầu tư cấp;
- Giấy phép được tư vấn du học do Sở Giáo dục nơi họ có văn phòng cấp;
- Chứng chỉ tư vấn viên du học- do Bộ giáo dục và đào tạo cấp;
- Danh sách trường họ đại diện chính thức- thường có giấy chứng nhận và hợp đồng kèm theo;
- Trụ sở làm việc, website, facebook, thông tin liên hệ đàng hoàng;
- CV giám đốc công ty- quan trọng để xem người đứng đầu công ty có bài bản hay không;
- Lượng khách hàng đã sử dụng dịch vụ công ty, bạn có thể xin vài liên hệ để kiểm chứng. Những agent chuyên nghiệp sẽ không cung cấp cho bạn thông tin liên hệ của khách cũ mà sẽ lấy thông tin của bạn chuyển cho khách cũ, để khách đó nếu ok sẽ liên hệ lại bạn. Đây là điều khoản bảo mật, tôn trọng khách hàng của những công ty tử tế, không tự tiện đưa thông tin khách hàng cho bên thứ 3.
6. Trượt xin học, trượt học bổng, trượt visa, trễ khóa học… vì tự làm hồ sơ du học…
Điều này xảy ra không ít, lý do thì nhiều: thông tin không phù hợp, thừa và thiếu giấy tờ, chậm và sai vấn đề… và như trên đã nói, thường trượt 1 lần rồi thì đa số là khó để fix lại hồ sơ.
7. Tỷ lệ học sinh dùng dịch vụ tư vấn du học của agents?
Khá cao, do:
- Trường yêu cầu dùng agents/ muốn học sinh làm việc qua agents, như Anh, Úc, New Zealand và nhiều nước khác. Agents thực chất là các đại lý “bán” sản phẩm, là các chương trình giáo dục của các trường, đã được trường đào tạo, đảm bảo hiểu biết về trường, đủ chuyên môn và đạo đức nghề nghiệp theo yêu cầu của trường và Bộ di trú. Các agent này sẽ là điểm liên hệ đầu tiên của học sinh, giúp sàng lọc và chọn đúng đối tượng học sinh trường cần, thay mặt học sinh làm việc với trường, văn phòng visa, cùng trường hỗ trợ học sinh khi các em du học…;
- Agent tốt. Nhiều agents chứng minh được họ làm việc tốt, rất tốt, nên nhiều học sinh chọn sử dụng và giới thiệu người quen cùng làm hồ sơ;
- Học sinh chưa tự tin: hạn chế về tiếng Anh, kiến thức làm hồ sơ du học … nên học sinh chọn làm qua agents cho yên tâm;
- Quan niệm đúng về sử dụng dịch vụ. Nhiều phụ huynh học sinh hiểu rằng mỗi người có một chuyên môn, không ai biết hết mọi chuyện nên chọn làm qua agents chuyên nghiệp sẽ giúp tiết kiệm thời gian, tiền bạc và đảm bảo hiệu quả công việc tốt.
Tóm lại, thì bạn nên dùng dịch vụ tư vấn du học của các công ty có kinh nghiệm, có kiến thức… Họ sẽ đồng hành cùng bạn, để đảm bảo phần trăm thành công cao trong việc xin học, xin học bổng, visa du học và các việc liên quan khác.
II/ LÝ DO CHỌN CÔNG TY EduMatch ĐỂ LÀM HỒ SƠ DU HỌC?
Hơn 23 năm qua, công ty EduMatch đã giúp hàng chục ngàn học sinh, sinh viên xin học, xin học bổng và du học thành công ở 16 nước chúng tôi hợp tác cùng.
Khảo sát khách hàng của chúng tôi từ năm 2000 đến nay đã chỉ ra các lý do cơ bản mà du học sinh chọn công ty EduMatch, thay vì công ty tư vấn du học khác, là:
- Năng lực hỗ trợ sinh viên tốt: ban giám đốc và nhân viên được đào tạo bài bản, lâu năm, nhiều kinh nghiệm và nhiệt tình, vì học sinh;
- Đại diện nhiều trường & chương trình: học sinh có nhiều lựa chọn nước, trường, ngành học, học bổng, nhà ở… do chúng tôi đại diện hơn 2000 trường phổ thông, cao đẳng, đại học ở 12 nước trong đó có những trường chúng tôi là đại diện độc quyền;
- Chuyên nghiệp: chúng tôi giành nhiều giải thưởng về chuyên môn từ các văn phòng visa và các trường đại học quốc tế, & hiểu biết tốt về chuyên môn nên chúng tôi xử lý hồ sơ du học chính xác & kịp thời, đáp ứng được các yêu cầu xin học, xin học bổng và xin visa du học cho du học sinh;
- Minh bạch: thể hiện ở việc chúng tôi cung cấp thông tin đầy đủ, chính xác có nguồn gốc, minh bạch quá trình làm hồ sơ và đặc biệt, minh bạch về tài chính, tuyệt đối không lạm dụng – thu sai của du học sinh, và luôn chú ý đảm bảo các quyền lợi học tập, tài chính cho du học sinh;
- Hiệu quả, thể hiện ở việc tỷ lệ visa du học của chúng tôi được cấp đạt đến mức gần như tuyệt đối, tỷ lệ học sinh đạt học bổng cao nhất nhì Việt Nam và các phụ huynh, học sinh hài lòng về dịch vụ của chúng tôi;
- Có tâm, thể hiện ở chỗ chúng tôi rất có trách nhiệm trong tư vấn, đảm bảo quyền lợi cao nhất cho du học sinh, và hỗ trợ học sinh trong suốt quá trình các em du học, tuyệt đối không “đem con bỏ chợ”;
- Mang lại cho bạn nhiều cơ hội, không chỉ học tập mà còn việc làm sau khi tốt nghiệp, định cư, đầu tư và sáng tạo cá nhân để thành công.
Thực tế chỉ ra rằng bằng kiến thức chuyên môn và kinh nghiệm của mình, EduMatch hoàn toàn có thể giúp các bạn tránh được các rủi ro và toại nguyện ước mơ du học. Các bạn có thể tin tưởng ở chúng tôi!
Các học sinh công ty EduMatch được hướng dẫn chu đáo trước khi bay
DỊCH VỤ DU HỌC TẠI EduMatch
Các bạn có thể sử dụng toàn phần, hoặc bán phần các dịch vụ sau đây; và tùy từng thời điểm du học và tùy nước/ trường bạn đăng kí học, bạn hoặc là sẽ được miễn phí dịch vụ, hoặc phải trả phí dịch vụ nhưng ở mức phí rất hợp lý. Các dịch vụ này gồm:
1. Tư vấn chọn nước du học, trường học, ngành học.
Dựa vào trình độ học vấn, tiếng Anh, bằng cấp, kinh nghiệm làm việc, khả năng tài chính, yêu cầu đầu vào của khóa học bạn mong muốn, EduMatch sẽ tư vấn để giúp bạn có được một quyết định phù hợp nhất.
2. Chuẩn bị tiếng Anh cho du học.
Nếu bạn chưa đủ trình độ tiếng Anh, chưa có chứng chỉ PTE Academic, IELTS hay TOEFL, SAT, GMAT, GRE… theo yêu cầu của trường, chúng tôi sẽ hướng dẫn/ hỗ trợ bạn học thêm tiếng Anh tại Việt Nam, đăng kí để bạn thi khi cần thiết.
3. Xin thư mời học.
EduMatch sẽ hướng dẫn bạn chuẩn bị hồ sơ xin học và thay mặt bạn gửi hồ sơ xin học sang trường để xin học. Thư mời học (có điều kiện hoặc không điều kiện) sẽ được gửi qua công ty EduMatch đến học sinh.
4. Xin học bổng.
Tùy ngành học, trường học bạn đăng ký và tùy năng lực học tập của bạn, chúng tôi sẽ hướng dẫn bạn hoàn thiện hồ sơ nộp đơn xin học bổng và tham gia phỏng vấn xin học bổng với nhà trường.
5. Chuyển tiền học.
EduMatch sẽ hướng dẫn bạn ký xác nhận đồng ý học khóa học được mời, chuyển tiền đặt cọc hoặc toàn bộ phí sang trường và làm các thủ tục cần thiết để bạn chính thức có chỗ học tại trường.
6. Xin visa du học.
Chúng tôi sẽ hướng dẫn bạn chuẩn bị hồ sơ xin visa theo yêu cầu của văn phòng visa, điền các mẫu đơn cần thiết, nộp lệ phí visa, nộp hồ sơ tại các văn phòng tiếp nhận hồ sơ xin visa và theo dõi sát sao tình hình xét visa của bạn.
7. Hướng dẫn và đăng kí khám sức khỏe tại VN.
Một số nước yêu cầu học sinh khám sức khỏe trước khi cấp visa du học. Chúng tôi sẽ hướng dẫn bạn chuẩn bị tốt nhất cho kiểm tra sức khỏe và đặt lịch khám sức khỏe cho bạn.
8. Luyện phỏng vấn xin visa du học.
Bạn thiếu tự tin? Chúng tôi sẽ hướng dẫn bạn cách trả lời trung thực và tự tin với nhân viên văn phòng visa- trong trường hợp bạn cần tham gia phỏng vấn.
9. Bố trí chỗ ở và đón du học sinh tại nước ngoài.
Trong lúc đợi xin visa, chúng tôi sẽ giúp bạn đặt chỗ ở, đặt vé máy bay, xếp lịch đón bạn tại sân bay…
10. Đào tạo các kỹ năng mềm cho các du học sinh tương lai.
Bạn chưa biết nấu ăn? Chưa biết quản lý tiền nong? Ngại giao tiếp với người lạ? Chưa hình dung được phương pháp học tập tại nước ngoài… chúng tôi sẽ giúp bạn chuẩn bị các kỹ năng cần thiết này.
11. Hướng dẫn học sinh trước khi lên đường.
Khi bạn đã được cấp visa du học, bạn sẽ được chúng tôi xếp một lịch hẹn để tham gia buổi hướng dẫn về những việc nên và không nên làm khi lên đường, bao gồm những thông tin thiết thực như môi trường sống, môi trường học tập, phương pháp học tập, quy định của nước sở tại với các du học sinh, làm thêm, quan hệ bè bạn…
12. Hỗ trợ du học sinh khi các bạn du học.
EduMatch hỗ trợ học sinh trong suốt quá trình du học, vì vậy bạn chỉ cần liên hệ với chúng tôi khi cần sự giúp đỡ: chuyển tiền học, chuyển trường học hay khóa học, tư vấn về môn học, ngành học, làm thêm…
13. Làm thủ tục thăm thân cho phụ huynh học sinh.
Các phụ huynh của các DHS sẽ luôn được ưu tiên phục vụ khi quý vị có nhu cầu đi thăm/ liên lạc với con cái.
14. Apply xin visa ở lại làm việc cho DHS:
Chúng tôi giúp chuyển từ visa sinh viên (500) sang visa làm việc (485) – sau khi học sinh tốt nghiệp để sinh viên được ở lại làm việc hợp pháp;
15. Tư vấn và apply visa định cư các dạng tay nghề và đầu tư cho DHS.
Chúng tôi tư vấn và apply các visa sau đây cho các bạn khi các bạn đủ điều kiện: visa 186, 187, 189, 190, 482, 489, 491, 494, 188A, 188B…).
CHUẨN BỊ CHO DU HỌC
Phụ huynh và học sinh quan tâm đến du học cần chuẩn bị tốt ít nhất 4 yếu tố sau: tài chính, kiến thức, tư tưởng, ngoại ngữ và các kĩ năng mềm.
1. Về tài chính
Nhất thiết, bạn phải có đủ tiền học và tiền ăn ở trong thời gian du học. Cần nhớ rằng tuy một số nước cho phép sinh viên lao động để có thêm thu nhập, nhưng thu nhập từ nguồn này khó đủ để trang trải các chi phí lớn trên. Có một thuận lợi là số tiền trên không phải nộp một lần cho toàn bộ khoá học mà sinh viên được phép nộp theo năm hoặc theo kỳ; và tiền sinh hoạt phí thì sinh viên trên 18 tuổi có thể tự quản lý, nên thực ra, chỉ cần bạn có kế hoạch sử dụng hợp lý là ổn.
2. Về kiến thức
Để du học thành công, bạn phải trang bị cho mình kiến thức khoa học, ngoại ngữ, địa lý, lịch sử, văn hoá và đặc biệt, pháp luật và giáo dục của nước bạn chuẩn bị đến du học, để hòa nhập nhanh hơn và tránh các cú sốc không cần thiết.
3. Về tư tưởng
Đừng hình dung du học là hoàn toàn thuận lợi, sung sướng, và nước đến du học là thiên đường hay miền đất hứa. Cuộc sống và học tập ở đâu cũng có những khó khăn riêng. Để tồn tại và thành công, bạn phải biết cách giải quyết các khó khăn đó. Thực tế khi du học, học sinh vất vả hơn so với khi ở nhà với bố mẹ. Bạn sẽ phải tự mình làm lấy từ những việc đơn giản nhất như nấu ăn, giặt đồ đến những việc phức tạp nhất: xử lý các vấn đề về học tập, tâm lý, tình cảm của mình. Ví dụ:
- Làm thế nào – nếu hết tiền mà bố mẹ chưa kịp gửi sang? Bí quyết là: những khi còn “rủng rỉnh”, hoặc làm thêm được – nên “bỏ lợn”, khoản này thường bố mẹ không biết và như thế, nếu bố mẹ có chậm gửi một chút, ta vẫn có thể tồn tại được;
- Nếu bạn thân không muốn chơi với mình nữa thì sao? Bí quyết: chưa phải là ngày tận thế, ai cũng gặp chuyện này ít nhất một lần trong đời, ta chưa chơi thân với các bạn khác là vì ta chưa muốn đấy thôi, và đây là cơ hội để làm điều đó…;
- Nếu bị trượt một vài môn? Bí quyết: không quá hoảng sợ, hãy thành thực báo cho bố mẹ biết – chắc chắn bố mẹ sẽ không bỏ rơi bạn, hãy bình tĩnh xem vì sao bị trượt, có thể thi lại hay học lại bằng cách nào hiệu quả nhất, kiểm tra chi tiết với nhà trường, nói chuyện với Student Advisors.
4. Về ngoại ngữ
Hãy xem xét các yêu cầu về ngoại ngữ dưới đây và tự chuẩn bị những gì mình cần phải có. Với các nước nói tiếng Anh, yêu cầu chung là:
- Để nhập học dự bị đại học, A level hoặc cao đẳng: PTE Academic 36 – 43 điểm, tương đương IELTS đạt 5.0 hoặc 5.5 trở lên và không môn nào dưới 5;
- Để vào thẳng đại học: PTE Academic từ 50 – 60 điểm, tương đương IELTS 6.0- 7.0 trở lên và không môn nào dưới 6;
- SAT, GRE và GMAT nếu du học US, Canada hoặc MBA ở một số nước;
- Để xin visa du học, một số nước yêu cầu học sinh đạt trình độ tiếng Anh nhất định. Hãy liên hệ với công ty EduMatch để biết yêu cầu cụ thể này;
Trong trường hợp học sinh chưa có điểm PTE Academic, IELTS hay TOEFL, học sinh chỉ cần làm bài kiểm tra trình độ tiếng Anh đầu vào của các trường tại công ty EduMatch để trường xếp lớp tiếng Anh ở trình độ phù hợp tại trường và xây dựng kế hoạch học tập chuyên môn cho học sinh.
5. Các kĩ năng mềm
Rất quan trọng. Bạn cần tự chuẩn bị cho mình các kỹ năng này để tồn tại và thành công ở môi trường mới lạ. Chúng bao gồm nhưng không giới hạn trong các kỹ năng: máy tính, sử dụng internet và điện thoại, giao tiếp, quản lý thời gian, quản lý công việc, quản lý chi tiêu, đi chợ và nấu ăn, chọn hàng, sinh hoạt/ vệ sinh cá nhân…
Lưu ý:
- Cần dành thời gian thích đáng để chuẩn bị cho du học. Chuẩn bị về ngoại ngữ là lâu dài nhất, học sinh cần dành từ 1-2 năm để học ngoại ngữ trước khi du học, sao cho khi đến nước bạn, học sinh đã có khả năng giao tiếp tối thiểu. Chuẩn bị về tài chính thông thường kéo dài từ 3-6 tháng và các phụ huynh cần kiểm tra trước với công ty EduMatch các yêu cầu về chuẩn bị tài chính của nước học sinh sẽ đến du học để có kế hoạch chuẩn bị phù hợp.
- Nhớ là: khi ở nhà, bạn được bao bọc bởi bố mẹ, có bố mẹ giúp giải quyết các vướng mắc. Khi du học, bạn phải tự làm lấy mọi chuyện, nhưng thực ra, khi gửi bạn du học, bố mẹ bạn và chính bạn cũng đã tin rằng bạn có thể tự giải quyết các vấn đề của mình rồi. Vì vậy, bạn phải học cách tự giải quyết, nhưng nhất thiết không nên giấu bố mẹ các “problems” của mình, người lớn sẽ có những lời khuyên, cách tháo gỡ các vấn đề hợp lý và bất luận bạn là học sinh do công ty EduMatch gửi đi du học hay không, chúng tôi sẵn sàng hỗ trợ các bạn khi cần thiết.
4 học sinh của công ty EduMatch đang theo học tại trường nam sinh Napier, New Zealand
6. Định hướng nghề
Không phải ai cũng theo 1 nghề hết cả một đời người, tuy nhiên nghề mình yêu thích- có thể theo học- ra trường có thể kiếm được việc làm, lương ổn hoặc cao, cơ hội thăng tiến… đều là mong muốn của mỗi học sinh. Cho nên, hãy chú ý thử nghiệm- trải nghiệm- đọc để hiểu và chọn lấy một vài ngành mình thích. Xem thêm mục chọn ngành học- chương trình học tại đây
7. Nhắm nước – trường dự định du học
- Nhắm trước địa điểm để biết trường đó/ ngành đó lấy bao nhiêu điểm để vào được; hoặc nước đó có những yêu cầu thế nào để có thể xin visa và có cơ hội việc làm, định cư… để chuẩn bị tốt.
- Để chọn trường học sinh thường nên căn cứ và thứ hạng, yêu cầu đầu vào, học phí, học bổng, các hỗ trợ từ trường với DHS và đầu ra của trường có tốt không…
- Để chọn nước, học sinh thường nên xem xét các yếu tố như: yêu cầu để xin visa dễ hay khó, chính sách nước đó có cho ở lại làm việc, định cư, đầu tư…
8. Làm việc cùng công ty tư vấn du học có tâm.
Đây là điều quan trọng, vì các công ty du học có uy tín thường được đào tạo bởi các trường nước ngoài và được ủy quyền đại diện tuyển sinh tại Việt Nam.
Các công ty sẽ hỗ trợ học sinh – sinh viên tốt trong các việc chọn ngành, trường, nước du học, và giúp xin học, xin học bổng, xin visa du học, bố trí nhà ở, đón, bay và hỗ trợ DHS khi các em du học ở nước ngoài.
Các công ty, trong nhiều trường hợp xin miễn cho học sinh application fee hoặc làm hồ sơ du học miễn phí. Các công ty tốt có kiến thức rộng, nhiều kinh nghiệm sẽ giúp chỉ được cho học sinh- sinh viên các cơ hội học tập và học bổng tốt, kèm các chỉ dẫn thiết thực cho từng cá nhân du học sinh.
HỌC BỔNG HAY TỰ TÚC?
99% du học sinh mong muốn có học bổng, trong số đó, 99% du học sinh mong muốn nhận các học bổng không có điều kiện- điều này rất ít khi xảy ra. Trong khi nhiều bạn mong muốn cháy bỏng một suất học bổng bán phần nào đó, vì các lý do như: mình xứng đáng, danh dự cá nhân và cha mẹ, cắt giảm chi phí du học… thì hơn 10 năm qua, chúng tôi đã chứng kiến nhiều học sinh từ chối các suất học bổng 100% học phí và phí sinh hoạt, do không muốn chấp nhận các điều kiện mà đơn vị cung cấp học bổng đưa ra, hoặc nhận học bổng rồi thì làm đơn xin rút khỏi chương trình học bổng, hoặc nhận học bổng rồi thì đành bỏ lỡ nhiều cơ hội làm việc/ nghiên cứu/ tiến thân lý tưởng ngay trong nước hoặc ở nước ngoài, hoặc bản thân chương trình học bổng bị giới hạn về lượng tiền nên bạn chỉ có thể học được ở những trường có thứ hạng thấp, hay do quy định của chương trình học bổng nên bạn phải học ngành học không mong muốn…
Cái gì cũng có giá của nó và bạn là người quyết định số phận/ con đường của mình. Dưới đây là những thông tin quan trọng về các loại hình du học để các bạn tham khảo.
Du học học bổng:
Là khi du học sinh được cá nhân hay tổ chức nào đó hỗ trợ một phần hay toàn phần tài chính cho du học. Những bạn quan tâm đến học bổng có thể tham khảo một số chương trình học bổng điển hình:
- Từ Chính phủ Việt Nam, có: học bổng dự án 911 – Bộ Giáo dục và Đào tạo Việt Nam, học bổng đề án 165 – Ban tổ chức Trung Ương Đảng Việt Nam, học bổng từ các tỉnh, thành phố, học bổng từ các bộ, ngành, viện nghiên cứu, các tổ chức nhà nước và cá nhân khác;
- Tại Anh, có các học bổng: học bổng phát triển quốc tế, học bổng chevening, học bổng của các trường Đại học, Cao đẳng, Phổ thông tại Anh;
- Tại Úc, có các học bổng: ASS và Endeavour;
- Tại Mỹ, có các học bổng: Hubert H Humphrey, Fulbright;
- Tại New Zealand: có học bổng phát triển NZ.
Học sinh cần phân biệt rõ các dạng học bổng:
- Scholarship= Học bổng: luôn giới hạn về số lượng và cạnh tranh mới có được;
- Grant= khoản cố định: là mức tiền cố định mà trường/ khoa có thể cho, nếu bạn đăng ký và trường/ khoa đó; bạn không cần làm gì mà vẫn được
- Busary/ Financial aid= hỗ trợ tài chính: dành cho các học sinh có lý do, bạn có thể cần trình bày lý do để được.
Công ty EduMatch hỗ trợ các bạn để xin cả 3 loại: Scholarship, Grant, Busary/ Financial aid.
Tiêu chí & cách xét học bổng:
Không ai có thể đảm bảo bạn được cấp học bổng vì học bổng luôn được xét bởi hội đồng xét học bổng và theo các tiêu chí căn bản:
- Học lực cao>< thấp. Hầu hết các nước- các trường đều coi đây là tiêu chi đầu tiên & quan trọng nhất để căn cứ shortlist học sinh vào danh sách xem xét học bổng, thường các trường lấy điểm từ cao đến thấp dần-à nên khuyến khích các DHS học thật tốt, giành điểm cao;
- Nộp hồ sơ sớm >< muộn. Đây là tiêu chí khá quan trọng: hồ sơ nộp trước luôn được xét trước và được cấp thư mời học hay học bổng dần- cho đến khi hết chỗ học/ hết học bổng-à khuyến khích DHS chuẩn bị và nộp hồ sơ sớm để đảm bảo tốt nhất cơ hội xin học- xin học bổng;
- Tiêu chí riêng- nếu đó là các học bổng đặc biệt, ví du học bổng ngành thể thao, ngành âm nhạc, ngành thiết kế, nghệ thuật, học bổng leadership, học bổng dành cho SV nghèo vượt khó, học bổng phát triển khụ vực, bài luận hay, đóng góp cho cộng đồng…
Với hầu hết các nước bạn chỉ có thể chính thức được xét học bổng sau khi có thư mời học chính thức & không có điều kiện; vì vậy tất cả các học sinh được khuyên là cần nộp hồ sơ sớm, ngay trước khi bạn có đủ hồ sơ để “xếp hàng” xin học bổng; như vậy khi bạn có đủ hồ sơ- bạn sẽ được xét nhanh hơn và cũng ưu tiên hơn.
Tuy nhiên, Mỹ và một số ít nước khác có thể tạm đồng ý cấp học bổng cho bạn khi bạn gửi hồ sơ chưa hoàn thiện, tuy nhiên cuối cùng thì đều phải dựa trên kết quả thực tế cuối cùng để chốt là bạn có được học bổng hay không.
Tham khảo năng lực học sinh >< mức học bổng có thể đăng ký để cạnh tranh:
- HB 100% học phí: để nộp hồ sơ, cần: GPA 98- 100 -> 100%; Tiếng Anh: ≥ 7.0 IELTS
- HB 50% học phí: để nộp hồ sơ, cần: GPA ≥ 95%; Tiếng Anh ≥ 6.5
- HB 30% học phí: để nộp hồ sơ, cần: GPA ≥ 85%; Tiếng Anh ≥ 6.5
- HB 10-20% học phí: để nộp hồ sơ, cần: GPA ≥ 75%; Tiếng Anh ≥ 6.0
Hồ sơ xin học bổng:
- Học bạ/ bảng điểm của khóa học gần nhất
- Bằng tốt nghiệp bậc học cao nhất
- Hộ chiếu trang có ảnh và chữ ký
- Tiếng Anh (PTE A/ IELTS/ TOEFL/ SAT/ GMAT/ GRE…)
- Thành tích khoa học, hoạt động ngoại khóa, các bài viết nghiên cứu- nếu có
Nếu bạn xin học bổng bậc thạc sỹ, tiến sỹ, bạn cần thêm:
- Work CV
- 1 personal statement
- 2 thư giới thiệu
Lưu ý khác:
- Với các học sinh đạt học bổng bán phần (chỉ có học phí hoặc 1 phần học phí, hoặc 1 phần tiền ăn ở…), học sinh cần đủ tiền để trang trải các phí còn lại (học phí, sinh hoạt phí…);
- Một số nước khi xin học bổng thì cần đầy đủ & nhiều loại giấy tờ, một số nước khác chỉ xét GPA & tiếng Anh.
Các bạn có thể tham khảo chương trình học bổng 10-100% học phí của các trường tại các nước:
- Học bổng ÚC
- Học bổng ANH
- Học bổng MỸ
- Học bổng CANADA
- Học bổng NEW ZEALAND
- Học bổng SINGAPORE
- Học bổng HÀ LAN
- Học bổng THỤY SỸ
- Học bổng NHẬT
- Học bổng ĐỨC
- Học bổng ITALY
- Học bổng IRELAND
Du học tự túc:
Là khi du học sinh phải tự chi trả các chi phí liên quan đến du học. Với loại hình du học này, học sinh có quyền quyết định tương lai của mình: học tại nước nào, trường nào và chương trình nào, chi bao nhiêu tiền cho khóa học, học xong làm gì, ở đâu… So với du học học bổng, số lượng du học sinh tự túc lớn hơn rất nhiều lần.
Hiện nay, du học sinh có thể lựa chọn du học toàn phần (học toàn bộ thời gian ở nước ngoài), du học bán phần (học một phần ở Việt Nam và một phần ở nước khác), học tại một nước trong suốt quá trình du học hoặc học chuyển tiếp giữa các nước…
CHỌN NGÀNH HỌC VÀ CHƯƠNG TRÌNH HỌC
Bạn đã học xong chương trình X nào đó tại Việt Nam, và không biết nên chọn chương trình học nào tại nước ngoài cho phù hợp?
Bạn và gia đình bàn bạc mãi mà chưa quyết định được là sẽ học ngành gì?
Hãy tham khảo:
- Hướng dẫn của 1 trong số các trường đại học nổi tiếng ở nước ngoài về các ngành nghề- học gì để có thể làm được ở lĩnh vực ngành nghề đó: www.adelaide.edu.au/publications/ua/media/60/get-a-great-future.pdf
- Và hãy đối chiếu với hoàn cảnh cá nhân bạn, hãy liên hệ với chúng tôi để được tư vấn về một giải pháp- lộ trình học đảm bảo: học tốt- chi phí phải chăng- ra trường dễ kiếm việc làm.
Chọn ngành học:
Việc chọn ngành học của bạn phụ thuộc nhiều vào các yếu tố:
- Bạn thích trở thành ai?
- Bạn mạnh về lĩnh vực học tập nào?
- Cơ hội việc làm sau khi tốt nghiệp?
- Làm việc tại nước ngoài hay tại Việt Nam sau khi tốt nghiệp?
Tham khảo: Các ngành học bậc cao đẳng/đại học/sau đại học
- Công nghệ thông tin: máy tính, quản trị mạng, hệ thống, phần cứng, phần mềm, khoa học máy tính, AI, an ninh mạng, khoa học dữ liệu, phân tích dữ liệu…
- Truyền thông: truyền thông, truyền thông đa phương tiện, truyền thông số, báo chí, báo giấy, báo mạng, in ấn, quản trị truyền thông, truyền hình & phim ảnh…
- Cơ khí: cơ khí sản xuất, dây chuyền sản xuất, cơ khí tự động, cơ khí máy, cơ khí hàng không, cơ khí đường thủy, cơ khí đường bộ, cơ khí điện- điện lạnh, cơ khí hóa, cơ khí môi trường…
- Kiến trúc: kiến trúc, thiết kế công trình kiến trúc, quy hoạch, quy hoạch & thiết kế thành thị, quy hoạch & thiết kế nông thôn, quản lý dự án, quản lý và đánh giá địa ốc…
- Xây dựng: xây dựng, xây dựng dân dụng, xây dựng công nghiệp, xây dựng đường xá & cầu cống, quản lý dự án xây dựng, cơ khí xây dựng, kinh tế xây dựng…
- Thiết kế & nghệ thuật: thiết kế thời trang, thiết kế nội thất, thiết kế đồ họa, thiết kế sản phẩm, vẽ, đạo diễn, kịch, múa, nhạc, điện ảnh, nhiếp ảnh, tượng, kinh doanh thiết kế và nghệ thuật…
- Kinh tế: kinh tế, tài chính, kế toán, quản trị kinh doanh, thương mại, ngân hàng, kiểm toán, quản trị rủi ro, quản trị nhân lực, marketing, quản trị du lịch & khách sạn, nhân sự…
- Khoa học xã hội: phát triển cộng đồng, xã hội học, quan hệ quốc tế, ngôn ngữ học, công tác xã hội, nhân chủng học, văn hóa, tâm lý học, khoa học chính trị, khoa học quân sự,…
- Giáo dục: giáo dục, quản lý giáo dục, hành chính giáo dục, giáo viên (mẫu giáo, cấp 1-2-3- đại học), ngôn ngữ (tiếng Anh và các thứ tiếng), biên phiên dịch, biên soạn chương trình…
- Khoa học ứng dụng: khoa học ứng dụng, công nghệ sinh học, hóa sinh, động vật học, môi trường, thiên văn, công nghệ thực phẩm, công nghệ hóa…
- Khoa học tự nhiên: toán học, lý học, hóa học, sinh học, vũ trụ học, hải dương học…
- Y: nha khoa, răng- hàm- mặt, mắt, tai- mũi- họng- nội- ngoại, y tá, điều dưỡng, sức khỏe cộng đồng, quản lý bệnh viện, kỹ thuật hình ảnh, xét nghiệm, thẩm mỹ…
- Dược: dược lâm sàng, Dược liệu và dược học cổ truyền, Kiểm tra chất lượng thuốc, Sản xuất và phát triển thuốc, Quản lý cung ứng thuốc…
Và rất nhiều ngành học khác…
Chương trình học.
Việc lựa chọn chương trình học của bạn sẽ lệ thuộc nhiều vào các yếu tố:
- Học lực và trình độ tiếng Anh/ ngoại ngữ hiện tại của bạn;
- Yêu cầu đầu vào của chương trình bạn dự định học;
- Khả năng chi trả của gia đình;
- Mục tiêu nghề nghiệp của bạn.
Dưới đây là 16 chương trình học các bạn có thể tham khảo.
1. Ngoại ngữ. Dành cho tất cả các đối tượng du học có nguyện vọng học ngoại ngữ trước khi học chuyên ngành ở bất kỳ nước nào. Thời gian học tùy thuộc vào trình độ ngoại ngữ học sinh, sinh viên đã có, khả năng tiếp thu của học sinh và yêu cầu của nhà trường. Các ngoại ngữ được đào tạo gồm: Tiếng Anh, Pháp, Đức, Ba Lan, Trung Quốc, Nhật, Hàn, Tây Ban Nha…
2. Phổ thông cấp 1,2,3. Dành cho các học sinh có nguyện vọng học tiếp chương trình phổ thông ở nước ngoài. Sau khóa học này, học sinh có thể đi làm hoặc học lên cao đẳng, đại học.
3. Chương trình cấp chứng chỉ nghề. Dành cho học sinh hết lớp 10 hoặc 11 trở lên, thời gian học từ 3-6-9 tháng. Sau khóa học này, sinh viên có thể đi làm hoặc học tiếp 1- 1,5 năm nữa ở các trường cao đẳng để lấy bằng cao đẳng.
4. Cao đẳng. Dành cho học sinh hết lớp 10 hoặc 11 trở lên, thời gian học từ 1 đến 2 năm. Sau khóa học này, sinh viên có thể đi làm hoặc học tiếp 1-2 năm nữa ở các trường đại học để lấy bằng cử nhân.
5. Dự bị Đại học. Dành cho học sinh hết lớp 11 trở lên, có nhu cầu học đại học nhưng chưa đủ điều kiện vào thẳng đại học, thời gian học thường là 1 năm- sau đó sinh viên học lên năm thứ nhất đại học.
6. Cử nhân. Dành cho học sinh hết lớp 12 trở lên, đủ điều kiện vào thẳng đại học, hoặc học sinh tốt nghiệp cao đẳng liên thông lên đại học, dự bị đại học liên thông lên đại học. Thời gian học là từ 3 – 5 năm, tuỳ ngành học. Học xong chương trình này, sinh viên có thể đi làm hoặc học lên thạc sỹ- tiến sỹ.
7. Dự bị thạc sỹ. Dành cho sinh viên tốt nghiệp đại học trở lên, có nhu cầu học Thạc sỹ nhưng chưa đủ điều kiện học thẳng vào chương trình thạc sỹ, cần nâng cao về tiếng Anh hoạc kiến thức chung. Thời gian học thường từ 6 tháng- 1 năm. Sau khóa học này, sinh viên đủ điều kiện học lên Thạc sỹ.
8. Chứng chỉ sau đại học (Graduate Diploma). Dành cho sinh viên tốt nghiệp đại học hoặc cao đẳng (với nhiều năm kinh nghiệm), có nhu cầu học Thạc sỹ nhưng chưa đủ điều kiện học thẳng vào chương trình thạc sỹ, cần trau dồi kiến thức chuyên ngành do chương trình học trước đây thiếu, hoặc do sinh viên chuyển sang ngành học mới. Thời gian học thường là 1 năm. Sau khóa học này, sinh viên đủ điều kiện học lên Thạc sỹ.
9. Thạc sỹ. Dành cho sinh viên tốt nghiệp đại học, trở lên. Thời gian học: 1 – 2 năm.
10. Tiến sỹ. Dành cho sinh viên tốt nghiệp đại học trở lên. Thời gian học: 3 – 5 năm.
11. Chương trình du học hè. Dành cho học sinh từ 12 – 18 tuổi, thời gian: 2 – 10 tuần trong dịp nghỉ hè, các nước: Singapore, Malaysia, Australia, Canada, Mỹ. Chương trình thường có các giáo viên đưa đi và về, chăm sóc; hoặc chương trình học sinh đi độc lập.
12. Chương trình thực tập sinh tại Mỹ. Dành cho các sinh viên đã tốt nghiệp đại học trở lên, thời gian học tương ứng với thời gian học thạc sỹ tại trường đại học Marshall, Mỹ, trong đó, học sinh được miễn 50% học phí thạc sỹ và được làm việc cùng các giảng viên/ giáo sư trong trường.
13. Chương trình du lịch và tham quan trường học. Dành cho các phụ huynh và học sinh có nguyện vọng, đến tất cả các nước.
14. Chương trình du học ngắn hạn. Dành cho các tổ chức và cá nhân có nhu cầu, thời gian: từ 1 tuần – 3 tháng – 6 tháng.
15. Chương trình vừa học vừa làm. Dành cho các cá nhân có vốn tiếng Anh giao tiếp tốt, có một chuyên môn nhất định, từ bằng nghề trở lên, thời gian: từ 3 tháng – 6 tháng – 2 năm, học tại Anh, Úc, Singapore, Mỹ, Canada…
16. Chương trình học có bố trí thực hành có trả lương. Dành cho các học sinh theo học các khoá học về quản trị du lịch – khách sạn. Thời gian thực hành bằng 1/3 đến ½ tổng thời gian của khóa học và lương thực tập khoảng USD500 tại Sing, USD2.000- 3.000 tại Mỹ, Úc, New Zealand.
CHI PHÍ DU HỌC VÀ CÁCH CHI TIÊU
1. Chi phí du học.
Khi du học hầu như không có gì là miễn phí và gần 100% các trường hợp là bạn phải trả trước khi được phục vụ. Đừng ảo tưởng là làm thêm ở nước ngoài sẽ đủ để trang trải việc học tập. Cuộc sống ở nước ngoài khá là đắt đỏ so với Việt Nam, vì vậy, bạn cần tìm hiểu kỹ để lên kế hoạch tài chính cho du học một cách phù hợp nhất. Dưới đây là danh sách các loại chi phí chính mà bạn cần biết.
Các loại phí liên quan đến du học:
Nước | Ngoại ngữ/tuần | THPT/năm | Cao đẳng/năm | ĐH – Sau ĐH/năm | Ăn ở/năm |
Anh | 400 – 550 | 12.000 – 30.000 | 14.000 – 22.000 | 15.000 – 35.000 | 11.000 – 15.000 |
Mỹ | 400 – 500 | 25.000 – 50.000 | 12.000 – 22.000 | 15.000 – 60.000 | 10.000 – 18.000 |
Australia | 350 – 600 | 14.000 – 47.000 | 9.000 – 22.000 | 26.000 – 87.000 | 15.000 – 25.000 |
Canada | 400 – 500 | 14.000 – 50.000 | 9.000 – 20.000 | 15.000 – 45.000 | 12.000 – 20.000 |
New Zealand | 350 – 600 | 14.000 – 47.000 | 9.000 – 22.000 | 26.000 – 87.000 | 15.000 – 25.000 |
Singapore | 400 – 500 | 14.000 – 45.000 | 12.000 – 20.000 | 18.000 – 40.000 | 15.000 – 25.000 |
Malaysia | 400 – 500 | – | 12.000 – 30.000 | 12.000 – 20.000 | 8.000 – 20.000 |
Hà Lan | 400 – 500 | 1.500 – 12.000 | – | 2.500 – 27.000 | 12.000 – 20.000 |
Thuỵ Sỹ | – | – | 20.000 – 30.000 | 20.000 – 40.000 | ≥ 16.000/năm |
Nhật Bản | ≥ 10.000/năm | – | – | 12.000 – 30.000 | 9.000 – 12.000 |
Ý | – | – | – | 6.000 – 20.000 | 8.000 – 18.000 |
* Đơn vị tiền tệ: theo tiền tệ của nước đó, riêng Malaysia và Nhật theo USD.
* Đối với các phí cần nộp sang trường và đến các cơ quan hữu quan, học sinh sẽ nộp trực tiếp qua ngân hàng dưới sự hướng dẫn của Công ty EduMatch.
2. Cách chi tiêu.
Quản lý quỹ tiền phụ huynh chu cấp sao cho đến ngày cuối của tháng bạn vẫn đủ tiền, thậm chí dư ra một chút…là cả một nghệ thuật tính toán… Chắc chắn là bạn cần lên kế hoạch để khỏi “phá sản”, ảnh hưởng đến học tập và dạ dày của bạn.
Các bạn nên chia nhỏ tiền thành các khoản được phép chi tiêu và tuân thủ nguyên tắc: tiêu đúng tiền vào đúng việc. Các khoản chính là:
- Khoản chi tiêu bắt buộc: tiền ăn, thuê nhà, đi lại, bảo hiểm y tế, học phí, sách vở…
- Khoản chi tiêu lựa chọn: ăn tiệm, mua quần áo hay đồ dùng thêm, xem phim, thể thao…
- Quỹ rủi ro: đề phòng trót chi tiêu vào việc gì, hoặc bố mẹ gửi chậm, ốm đau…
Sinh viên cũng nên để ý tìm kiếm các giải pháp mua rẻ những đồ chất lượng tốt (sale/ mua qua các trang web giá rẻ…), sử dụng đồ tiết kiệm và có phương pháp, sử dụng các chính sách discount áp dụng cho sinh viên quốc tế…
VIỆC LÀM VÀ ĐỊNH CƯ TẠI NƯỚC NGOÀI
Với đa số các nước, sinh viên được phép ở lại làm việc nếu bạn xin được việc làm tại nước họ, hoặc định cư nếu bạn đủ tiêu chuẩn. Dưới đây là một số thông tin liên quan đến việc làm- định cư ở một số nước.
- Anh. Tại Anh, sinh viên học chuyên môn được phép làm thêm 20h/ tuần. Sau khi tốt nghiệp đại học trở lên, sinh viên được ở làm làm việc 02 năm. Trong quá trình ở lại làm việc, nếu làm đủ tốt và được công ty kí tiếp hợp đồng dài hạn 3-4 năm, bạn có thể đủ điều kiện để xin visa định cư dài hạn tại Anh;
- Úc. Tại Úc, học sinh phổ thông, sinh viên cao đẳng, đại học, thạc sỹ được làm thêm 40h/ 2 tuần, trong khi các nghiên cứu sinh được phép làm việc thoải mái. Sau khi tốt nghiếp khóa chuyên môn 02 năm, sinh viên tốt nghiệp Cao đẳng có thể ở lại làm việc 2 năm nếu đáp ứng được yêu cầu học tập đúng ngành nghề có nhu cầu về nhân lục cao tại Úc, trong khi các cử nhân, thạc sỹ dạng lên lớp được ở lại làm việc 3 năm, thạc sỹ dạng nghiên cứu được ở lại 4 năm, tiến sỹ được ở lại 4 năm. Úc có chính sách khuyến khích du học sinh định cư theo dạng tay nghề, vì vậy các bạn có thể đăng kí xin định cư nếu bạn đủ điều kiện;
- Mỹ. Tại Mỹ, sinh viên học chuyên môn được phép làm thêm 10h/tuần trong trường đại học, cao đẳng. Sau khi tốt nghiệp, sinh được phép ở lại làm việc 3 năm nếu học các ngành STEM, được ở lại làm việc 1 năm nếu học các ngành khác. Mỹ không có chính sách khuyến khích định cư cho sinh viên quốc tế;
- Canada, du học sinh được làm thêm 20h/tuần. Sau khi tốt nghiệp khóa chuyên môn, sinh viên được ở lại làm việc 1 nếu khóa học chuyên môn là 1 năm, 2 năm nếu khóa học chuyên môn là 2 năm, 3 năm nếu khóa học là cử nhận hoặc thạc sỹ/ tiến sỹ. Canada có chính sách khuyến khích du học sinh định cư theo dạng tay nghề, vì vậy các bạn có thể đăng kí xin định cư nếu bạn đủ điều kiện;
- New Zealand. Tại New Zealand, du học sinh được làm thêm 20h/tuần. Sau khi tốt nghiệp khóa chuyên môn, học sinh được ở lại làm việc từ 1-3 năm. NZ có chính sách khuyến khích du học sinh định cư theo dạng tay nghề, vì vậy các bạn có thể đăng kí xin định cư nếu bạn đủ điều kiện;
- Singapore, nếu học trường tư thì sinh viên quốc tế không được làm thêm ở bất cứ ngành nghề hay lĩnh vực nào trừ phi sinh viên được Cơ quan quản lý Xuất nhập cảnh chấp thuận bằng văn bản; trong khi sinh viên trường công lập được phép đi làm 16h/tuần trong thời gian học và làm toàn thời gian khi nghỉ hè. Singapore không có chính sách khuyến khích định cư dành cho sinh viên quốc tế;
- Hà Lan/ Phần Lan/ Ireland/ Pháp/ Đức/ Ba Lan/ Phần Lan…Sinh viên học chuyên môn được phép làm thêm 20h/ tuần và các nước đều cho phép sinh viên ở lại làm việc 1 năm sau khi tốt nghiệp, mặc dù không có chính sách khuyến khích định cư dành cho sinh viên quốc tế;
- Nhật Bản/ Hàn quốc. Sinh viên học được phép làm thêm 28h/ tuần. Các nước không có chính sách cho sinh viên ở lại làm việc sau khi tốt nghiệp, và cũng không có chính sách khuyến khích định cư dành cho sinh viên quốc tế.
Trong trường hợp bạn có nguyện vọng, và bạn là sinh viên nghiêm túc, công ty EduMatch có thể tư vấn cho bạn về vấn đề việc làm hoặc định cư tại nước ngoài. Các sinh viên được khuyến khích ở lại nước ngoài làm việc một vài năm sau khi tốt nghiệp để có thêm kinh nghiệm thực tế và khi trở về Việt Nam phục vụ đất nước, kiến thức các bạn có được sẽ toàn diện và thực tế hơn, sự nghiệp của các bạn cũng sẽ thuận lợi hơn.
HỖ TRỢ DU HỌC SINH
Câu hỏi chúng tôi thường xuyên gặp là: sau khi con tôi nhập học rồi thì thế nào? Ai giúp đỡ khi cần?
Tình trạng mà chúng tôi thấy nhiều phụ huynh phàn nàn là: công ty A/ công ty B “đem con bỏ chợ”.
Khi chọn công ty EduMatch là đại diện, các bạn sẽ không phải lo lắng, vì EduMatch sẽ luôn ở bên các bạn, chỉ cần các bạn hợp tác, làm theo các chỉ dẫn của chúng tôi.
Trước khi sang trường:
- Học sinh tìm hiểu trường kỹ càng, làm quen hoặc liên hệ với các sinh viên đã từng du học tại nước, trường đó để có thêm thông tin;
- Yêu cầu gia đình nối mạng internet để liên lạc với con em;
- Mở thẻ tín dụng, tiện lợi cho phụ huynh trong công việc chuyển tiền học, tiền ăn ở cho con em;
- Yêu cầu lưu copy tất cả các thông tin của học sinh tại công ty và gia đình (khoá học, ngành học, phí đã nộp, thẻ tín dụng, visa và hộ chiếu);
- Học sinh làm cam kết thực hiện đúng nội dung đăng ký học, và thực hiện luật pháp của nước đến du học và Việt Nam;
- Yêu cầu học sinh email ngay về công ty và gia đình khi đã được trường đón và nhập học tại nước ngoài;
- Học sinh, sinh viên viết uỷ quyền để công ty nhận thông tin về học sinh để báo cáo phụ huynh khi phụ huynh yêu cầu (bao gồm thông tin về sức khoẻ, kết quả học tập và tu dưỡng…).
Khi học sinh sang trường:
- Sau 48h, gia đình nào chưa nhận được thông tin của học sinh, phải chủ động liên hệ với công ty;
- Trong quá trình du học, học sinh có trách nhiệm liên hệ bằng email với công ty để có các trợ giúp cần thiết;
- Công ty gửi báo cáo kết quả học tập về cho gia đình/ trường theo kỳ học khi có kết quả của kỳ học của học sinh – theo yêu cầu của gia đình- với các trường cho phép công ty nhận kết quả học tập của học sinh;
- Trong trường hợp học sinh bị ốm đau, tai nạn bất thường, công ty sẽ cùng gia đình và nhà trường giải quyết trên cơ sở các chi phí do phụ huynh và học sinh chịu;
- Làm các thủ tục thăm thân cho phụ huynh học sinh khi cần;
- Tư vấn cho học sinh về việc làm thêm, làm lâu dài hay định cư tại nước ngoại.
Khi học sinh hoàn thành khoá học và trở về Việt Nam
- Hỗ trợ sinh viên tìm việc làm tại Việt Nam;
- Tiếp tục làm hồ sơ du học cho học sinh nếu học sinh có nguyện vọng du học tiếp.
HƯỚNG DẪN TRƯỚC KHI LÊN ĐƯỜNG
Nội dung này sẽ gồm các phần:
- Trước khi bay: giấy tờ mang theo, các loại thẻ, tiền, đồ dùng học tập, tư trang, đồ giải trí- lưu niệm;
- Bay: lên sân bay, check in máy bay, lên máy bay, bay, ra khỏi máy bay, check in hải quan, đón xe về nơi ở;
- Đến nơi- sống và học tập: nhà ở, nhập học, làm quen xung quanh, học, các vấn đề liên quan đến học và cuộc sống ở nước ngoài, an toàn, làm thêm, ở lại làm khi tốt nghiệp, định cư…
1. TRƯỚC KHI BAY
a. Giấy tờ cần mang theo
- Tùy thân: CMT, hộ chiếu, visa, vé máy bay, thông tin nhà ở, số điện thoại liên hệ tại nước bạn và VN, giấy/ thẻ bảo hiểm y tế;
- Học tập: bản gốc bằng, học bạ hoặc bảng điểm, chứng chỉ tiếng Anh, thư giới thiệu, bằng khen, cup các giải thưởng… và: thư mời học, Ecoe- I.20- CAS…;
- Y tế: giấy tiêm chủng, xác nhận nhóm máu, bệnh án nếu có…
b. Các loại thẻ
- Thẻ sinh viên quốc tế: Xem chi tiết;
- Thẻ ngân hàng tại Việt Nam, đăng ký làm thẻ ngân hàng tại bất cứ ngân hàng nào ở VN, gợi ý: Eximbank, ACB, VCB, TCB…;
- Thẻ ngân hàng ở nước ngoài. Một số nước hay ngân hàng có dịch vụ làm thẻ ngân hàng nước đó từ VN, bạn có thể hỏi chúng tôi để được chỉ dẫn nếu cần. Xem chi tiết;
- Thẻ đi lại ở nơi mới nếu có. Nếu chưa có, bạn có thể dễ dàng mua thẻ này tại nơi bạn đến và khi mua, nếu bạn trình thẻ sinh viên và hộ chiếu, nhiều nơi có thẻ đi lại giá sinh viên- giúp hỗ trợ phần nào phí đi lại;
- Thẻ bảo hiểm y tế, nếu bạn đã có. Nếu không thì với hầu hết các nước, bạn đều bị yêu cầu mua bảo hiểm y tế để được cấp visa, vì vậy bạn sẽ nhận thẻ hoặc mã số bảo hiểm y tế tại nước bạn đến. Lưu ý kích hoạt tài khoản của bạn để có thể sử dụng bất cứ khi nào bạn cần;
- Thẻ thành viên các hội/ CLB bạn tham gia. Có những thẻ có giá trị quốc tế, vì vậy bạn kiểm tra xem thẻ nào phù hợp để mang theo dùng, ví dụ thẻ hàng không, thẻ mua sắm…
- SIM điện thoại, bạn có thể mua trước nếu muốn, check: https://www.facebook.com/simdulich.org hoặc truy cập: https://simdulich.org/
c. Tiền
- Tiền mặt: bạn được mang ra khỏi Việt Nam tối đa 5,000USD, tuy nhiên bạn chỉ nên mang theo người 1,000-2,000USD, đề phòng đánh rơi hay bị trộm;
- Nên đổi sẵn tiền mặt sang tiền nước bạn nếu có thể, nếu không cũng không cần lo, tại các sân bay đều có chỗ đổi tiền và phí đổi- tỷ giá ở mức chấp nhận được;
- Thẻ ngân hàng Việt Nam- thẻ ngân hàng nước bạn, nếu đã có sẵn, nên để 1,000-2,000USD để tiện chi tiêu khi cần.
d. Đồ dùng học tập
- Giấy, vở, sách, bút, tẩy, máy tính, thước kẻ, compa,… Bạn chỉ cần mang một ít, đủ để dùng những ngày đầu, vì có thể bạn sẽ thấy bạn thích dùng đồ của nước bạn hơn đồ VN; mặc dù đồ ở nước bạn có thể đắt hơn;
- Máy tính mua tại VN hoặc nước bạn, mua tại nước bạn tiện cho ổ cắm, bảo hành. Nếu bạn là dân thiết kế hay IT và mê máy của riêng mình thì chắc chắn nên mang đi.
e. Tư trang
- Quần, váy, áo, giày dép, tất, khăn quàng, mũ, kính, túi, ví, … Tương tự, bạn cũng chỉ nên mang ít, đủ để dùng, vì có thể bạn sẽ thấy bạn thích dùng đồ của nước bạn hơn đồ VN;
- Đồ dùng trong toilet: dầu gội/ tắm/ trang điểm… không nên mang nhiều;
- Điện thoại, Ipad, Ipod, mang hoặc mua ở nước bạn cho tiện ổ cắm và bảo hành.
f. Đồ lưu niệm- giải trí
- Quà tặng cho host family, bạn bè, thầy cô: không nhất thiết phải mang nếu bạn đã nhiều đồ. Người nước ngoài không quá cầu kì, đòi hỏi về quà cáp, chút chút để say hello là ok;
- Ảnh, nhạc, phim… có thể lưu file mềm để có thể tải bất cứ lúc nào.
g. Đóng gói hành lý.
- Chuẩn bị đầy đủ, gói buộc gọn ghẽ, chắc chắn và dễ gửi với hành lý cần gửi, dễ mang/ xách với hành lý xách tay. Nên có một túi nhỏ luôn đeo bên mình để đựng các giấy tờ tuỳ thân và giấy tờ quan trọng liên quan đến nhà trường, người đón…
- Luôn lưu ý: các hãng khác nhau có quy đinh hơi khác nhau về số cân được gửi hay xách tay, số kiện được gửi hay xách tay, kích cỡ kiện gửi hay xách tay…
2. BAY
2.1. SÂN BAY NƯỚC MÌNH
a. Lên sân bay
- Xe an toàn, thoải mái;
- Có mặt tại sân bay 2 tiếng trước giờ bay- theo quy định hàng không quốc tế, trừ khi bạn transit ở thành phố khác của VN thì chỉ cần đến trước 1 tiếng đồng hồ;
- Tìm đúng hãng, đứng vào đúng quầy, đứng vào đúng khu vực ưu tiên hay không ưu tiên;
- Nếu có nguy cơ trễ, cần liên hệ ngay với nhân viên hàng không để được hỗ trợ, ưu tiên cần thiết.
b. Kiểm tra vào sân bay
- Chuẩn bị vé máy bay, hộ chiếu, visa;
- Nhân viên hàng không sẽ kiểm tra giấy tờ, xếp chỗ ngồi cho bạn trên máy bay, làm thủ tục gửi hàng nếu bạn yêu cầu, kiểm tra trọng lượng hàng xách tay của bạn xem đã hợp lệ chưa, dán mã số hàng bạn gửi vào mặt sau của vé máy bay;
- Bạn có thể thương thảo để chọn chỗ ngồi như ý hoặc xin thêm 1 vài cân nếu quá cân;
- Lưu ý gửi hàng đến sân bay cuối cùng trong hành trình của bạn;
- Giữ các phiếu ghi mã số hàng gửi cẩn thận để lấy lại hàng gửi khi bạn đến sân bay bạn gửi đồ đến.
c. Khai tờ khai hải quan
- Bạn sẽ được yêu cầu hoặc không bị yêu cầu khai tờ khai này để có thể xuất cảnh;
- Nếu cần khai, chú ý khai đúng theo mẫu (giấy màu vàng, phát miễn phí tại các sân bay Việt Nam).
d. Kiểm tra an ninh
- Tuỳ sân bay, hàng hoá của bạn sẽ được kiểm tra an ninh trước hoặc sau khi làm thủ tục bay;
- Các nhân viên hải quan và scanner sẽ kiểm tra xem hàng hoá bạn mang có an toàn và hợp pháp không;
- Vì lý do an ninh, bạn tuyệt đối không mang theo các đồ cấm, không mang hộ ai bất cứ đồ gì.
e. Kiểm tra hải quan
- Nhân viên hải quan sẽ kiểm tra giấy tờ tuỳ thân, vé máy bay… và có thể bạn sẽ được yêu cầu nêu lý do xuất cảnh. Đối với các du học sinh lần đầu đi đến trường, lý do đương nhiên là du học và bạn cần nhớ các thông tin cơ bản như: bạn học ở trường nào, khoá học là gì, học trong bao lâu… tiện nhất là đưa cho họ xem thư mời học của trường.
f. Vào phòng đợi
- Vé. Đây là phòng đợi trước khi ra máy bay. Bạn nên cất vé máy bay, chỉ giữ lại thẻ lên máy bay trong đó ghi các thông tin về chuyến bay, số ghế ngồi…;
- Giữ giấy tờ cẩn thận, tranh thủ rà soát lại giấy tờ xem còn đủ không, đi toilet, hoặc đọc sách… trong lúc chờ đợi;
- Lưu ý thể hiện sự văn minh, lịch sự trong phòng đợi.
g. Lên máy bay
- Ra máy bay đúng giờ. Bạn cần chú ý loa gọi hoặc xem màn hình để biết giờ ra máy bay, chú ý xếp hàng khi ra máy bay;
- Ngồi đúng chỗ, để hành lý xách tay lên cabin ngay trên đầu, làm theo các chỉ dẫn của hướng dẫn viên hàng không về các việc như: an toàn tài sản, tắt điện thoại di động, chú ý khi máy bay cất cánh, hạ cánh…;
- Không lấy đồ trên máy bay. Bạn có thể đọc báo hoặc sử dụng các đồ dùng khác của hãng hàng không ở trên máy bay, tuy nhiên, tuyệt đối không lấy các vật dụng trên máy bay mặc dù chúng được bố trí để bạn dùng khi cần thiết, ví dụ phao bơi, mặt nạ thông khí… Bạn có thể sẽ bị giam giữ thậm chí ngồi tù nếu vi phạm các quy định trên.
h. Bay
- Ngồi đúng vị trí, trừ khi được phép đổi chỗ;
- Đeo dây an toàn trong suốt chuyển bay, nếu có thể;
- Tính giờ bay- múi giờ nước bạn để tranh thủ ngủ, nghỉ ngơi tốt nhất để tỉnh táo khi đến nước bạn;
- Chú ý an toàn đồ khi đi toilet, ăn uống, sử dụng đồ trên máy bay…;
- Chú ý các thông báo, nhắc nhở trên chuyến bay.
2.2. SÂN BAY NƯỚC BẠN
a. Transit.
- Nếu bạn cần chuyển tiếp máy bay (transit), bạn cần đi ra khỏi máy bay và tìm đến biển chỉ dẫn Transit và làm theo các chỉ dẫn của nhân viên hàng không;
- Bạn cần xem trước thời gian transit tại sân bay là bao nhiêu để chủ động thời gian của mình. Nếu thời gian transit ngắn (1,5- 2 giờ), bạn cần đi thẳng đến cửa vào của chuyến bay tiếp theo. Nếu thời gian transit dài (hơn 3 giờ), bạn cũng nên tìm đến cửa vào của chuyến bay tiếp theo trước, sau đó làm gì thì hãy làm nhưng luôn luôn nhớ căn đúng thời gian để quay về cửa máy bay cần đến để khỏi lỡ chuyến;
- Nếu có gì vướng mắc, liên hệ ngay với nhân viên hàng không gần nhất để nhờ chỉ dẫn.
b. Tờ khai nhập cảnh.
- Hầu hết các nước yêu cầu bạn khai tờ khai nhập cảnh. Tờ khai này có thể được phát ngay trên máy bay, hoặc có thể tìm thấy ngay trước khu vực kiểm tra hải quan nhập cảnh…;
- Bạn cần khai chính xác, đầy đủ, không tẩy xóa;
- Đặc biệt cần lưu ý khai báo đầy đủ về thực phẩm, động thực vật mà bạn mang theo khi vào 1 số nước như Úc, New Zealand… Nếu bị phát hiện khi không khai báo có thể dẫn đến việc bạn bị phạt hoặc bị trục xuất ngay lập tưc.
c. Tại quầy nhập cảnh.
- Khi máy bay hạ cánh tại điểm đến cuối cùng, bạn nên tìm đến quầy “All other passport holders” hoặc “Asian passport holders” để làm thủ tục nhập cảnh;
- Bạn nên chào nhân viên nhập cảnh một cách lịch sự và đưa họ những giấy tờ cần thiết gồm: hộ chiếu, tờ khai nhập cảnh (thường được phát từ trên máy bay) và vé máy bay;
- Có thể nhân viên nhập cảnh sẽ hỏi bạn học gì, ở đâu, học trong bao lâu nên bạn hãy chuẩn bị sẵn câu trả lời hoặc giấy tờ để chứng minh. Nếu họ vẫn thắc mắc, đề nghị họ gọi đến trường nơi bạn đăng ký học để hai bên tự giải quyết
- Một số nước sẽ giữ bạn lại để kiểm tra hàng hóa đột xuất; hoặc phỏng vấn bạn ngay ở khu vực cửa khẩu trong các trường hợp: cần cấp hoặc đóng dấu study permit (giấy phép học tập) cho học sinh (ví dụ Canada), hoặc cảm thấy nghi ngờ điều gì đó về bạn. Trong mọi trường hợp, bạn cần bình tĩnh làm theo chỉ dẫn và nếu thực sự có gì vướng mắc mà bạn không tự xử lý, được, hãy liên hệ với công ty EduMatch để được hỗ trợ;
- Bạn có thể được cho nhập cảnh hoặc bị từ chối cho nhập cảnh nếu bạn có những vi phạm theo quy định của pháp luật. Trong trường hợp này, tốt nhất bạn nên làm theo chỉ dẫn của các cơ quan pháp luật nước đến. Trong trường hợp cần sự hỗ trợ của công ty EduMatch, bạn cần liên hệ với chúng tôi.
d. Lấy hành lý gửi.
- Bạn cần nhớ ký hiệu chuyến bay- xem màn hình/ bảng chỉ dẫn để xem lấy đồ của chuyến bay ở băng chuyền nào;
- Lấy đúng đồ, đối chiếu đúng mã số hàng gửi của mình. Tuyệt đối không lấy hàng của người khác;
- Không lấy được hàng ngay: hàng có thể đã ra nhanh hơn vì bạn làm thủ tục check in hải quan lâu, và hàng có thể bị chuyển đến khu khác, hoặc bị bỏ ra khỏi băng chuyền; hoặc hàng ra trễ vì lý do nào đó; hoặc mất hàng… Bạn liên hệ phòng Lost and Found (hàng thất lạc) để tìm hàng và làm theo chỉ dẫn của họ;
- Mất hàng gửi, quên đồ ở máy bay, hay quên ở sân bay- báo VP Lost and Found và làm theo chỉ dẫn của họ;
- Trong trường hợp mất hàng, bạn sẽ được đền bù theo quy định của hãng hàng không mà bạn bay, tuy nhiên, giá đền bù thường rất rẻ, vì vậy tuyệt đối không được để tiền, nữ trang, máy tính, máy ảnh và các đồ dùng có giá trị cao khác trong hàng gửi.
e. Mang hộ đồ
- Trong suốt quá trình di chuyển, bạn tuyệt đối không mang hộ đồ cho người khác nếu bạn không trực tiếp mua hoặc gói gói đồ đó. Bạn cũng tuyệt đối không mang đồ hộ bất cứ người lạ nào cho dù họ nói họ cần sự giúp đỡ, già, yếu, trông tội nghiệp… vì an toàn cá nhân.
f. Taxi hay thuê người đón về trường- về nhà ở
- Nếu đã thuê dich vụ đón, bạn chú ý tìm người được trường phân công đón bạn, thường họ sẽ cầm biển hoặc tờ giấy khổ A4 / bảng ghi tên bạn;
- Nếu tự đi về, và nếu tự di chuyển lần đầu, bạn nên đến quầy thông tin để nhân viên hướng dẫn bạn cách di chuyển về nơi bạn ở bằng các phương tiện công cộng/ taxi…; bạn hỏi và tìm đến điểm đỗ taxi, chọn taxi vừa kích cỡ để chở đồ, chọn taxi tính tiền theo công-tơ-met và taxi có GPS. Lưu ý lấy hóa đơn taxi bất luận là khi ấy bạn cần hay không- đề phòng sau này cần. Các bạn nữ nên chụp hình thẻ taxi / số xe gửi người nhà để đề phòng;
- Nếu dùng dịch vụ đón mà không tìm thấy người đón, bạn cần báo đơn vị đón biết hoặc báo công ty EduMatch và làm theo chỉ dẫn của họ. Nếu đi xe taxi thay cho xe đến đón, bạn làm theo chỉ dẫn trên đây;
- Ra khỏi xe đón hay taxi, bạn lưu ý không quên đồ của mình.
3. ĐIỆN THOẠI
a. Khi đang di chuyển và những ngày đầu.
- Để đảm bảo liên lạc thông suốt, bạn nên mang theo điện thoại với sim Việt Nam và đặt ở chế độ ROAMING- tức là có thể gọi về Việt Nam từ nước ngoài, với cách sử dụng y như khi bạn ở Việt Nam. Cách này mặc dù hơi tốn kém do cước ROAMING cao, nhưng là giải pháp an toàn nhất, nhất là khi bạn ra nước ngoài lần đầu và phụ huynh của bạn thì kể cả khi bạn đã 40 tuổi, họ vẫn chỉ coi bạn là 10 tuổi và lo lắng cho bạn, mong tin bạn. Bạn có thể gọi cho phụ huynh ngay ở sân bay transit, hoặc khi đến nơi… để người nhà của bạn hoàn toàn yên tâm về bạn. Bạn có thể mua gói cước ROAMINHG rẻ từ VN để dùng cho rẻ.
b. Ở nước ngoài.
- Ngay sau khi ổn định, bạn nên mua sim địa phương. Cách gọi về VN:
- Cho số cố định: + 84 + mã vùng (bỏ số 0 )+ số cố định, ví dụ, gọi về Hà Nội mã vùng là “24” bạn sẽ bấm + 84 24 + số cố định của gia đình bạn;
- Cho số di động: + 84 + số di động (bỏ số 0 đầu tiên), ví dụ, số di động của gia đình bạn là 090 xxxxxxx thì bạn sẽ bấm: + 84 90 xxxxxxx.
4. NƠI Ở MỚI
- Nơi ở của bạn có thể là ký túc xá, homestay, chung với bạn bè hoặc gia đình/ họ hàng;
- Tại bất cứ nơi đâu, bạn cần lưu ý: chào hỏi chủ nhà tạo thiện cảm, xếp đồ đạc gọn gàng để tiện dùng, tìm hiểu và thỏa thuận các quy định chung về ăn, ở, điện, nước, ga, điện thoại, tắm, giặt, nấu ăn, đi chợ, giờ dậy hay giờ đi ngủ, internet, bạn đến thăm hay đi thăm bạn, báo tin khi vắng/ trễ/ có vấn đề, và 1 tỷ quy định li ti khác. Bạn cần có ý kiến một cách lịch sự và khéo léo khi cần- nhất là khi có vấn đề và muốn báo cáo với nhà trường hay kiện cáo gì khác. Tham khảo ý kiến Văn phòng sinh viên quốc tế trước khi quyết định các vấn đề nhạy cảm…;
- Bạn được mong đợi trở nên dễ dãi hơn khi ở nhà người khác ???? Lưu ý: người nước ngoài sống rất tiết kiệm, chặt chẽ, có thể yêu cầu rất chi tiết khiến bạn khó chịu: ra khỏi phòng cần tắt điện, internet chỉ dùng trong khoảng thời gian nhất định, tắm chỉ từ 10-20’, xả nước có tính toán, ăn hết đồ đã lấy về đĩa mình, giặt 1-2 lần/ tuần, đi chợ 1 lần/ tuần, đồ ăn chỉ đủ chứ không thừa dinh dưỡng, lên kế hoạch kỹ về chi tiêu chứ không amateur, tôn trọng quyền riêng tư, không phân biệt chủng tộc…;
- Nơi ở mới có thể xa trường, trung bình là đi từ 30-60 phút để đến trường, tiện nghi không được như ở nhà, phải đi xe buýt và tàu, tàu điện, đi bộ đến trường, mang theo cơm đi ăn trưa, các suất cơm mang đi không như ý… Hãy học cách làm quen ????;
- Học sinh dưới 18 tuổi phải tuân thủ chặt chẽ quy định dành cho học sinh nhỏ tuổi, chịu sự bảo trợ của nhà trường hoặc tổ chức nào đó, hoặc chủ nhà từ ăn ở, đi lại, học tập, sức khỏe, các vấn đề khác. Các quy định này là để bảo vệ quyền lợi và sự an toàn của học sinh.
5. NHẬP HỌC- BUỔI HỌC ĐẦU TIÊN
Tất cả các trường đều có ngày/ tuần định hướng (orientation week) và ngày nhập học (enrollment day). Học sinh nên tham gia các sự kiện này, để có thể bắt đầu thuận lợi nhất tại trường.
a. Orientation week- Enrollment day
Trong những ngày định hướng, du học sinh được:
- Giới thiệu chung về trường và các vấn đề liên quan: học tập, đi lại, thư viện, an toàn,…
- Học nội quy căn bản chung;
- Tham quan trường/ khoa;
- Làm thẻ sinh viên/ ngân hàng/ thư viện/ bảo hiểm y tế, mua vé xe buýt/ tàu;
- Đăng ký tham gia các hội/ câu lạc bộ;
- Gặp cố vấn học tập để: chọn môn học, nhận thời khóa biểu, chỉ dẫn và các chi tiết khác liên quan đến học tập. Một số trường cho phép bạn đăng ký môn học trước.
b. Buổi học đầu tiên của mỗi môn học- rất quan trọng
- Bạn nhận thầy/ bạn cùng lớp;
- Các vấn đề quan trọng được đề cập: lịch trình học và kiểm tra, các loại bài thi và quy định tính điểm, hạn chót nộp bài, tài liệu tham khảo, giáo viên hướng dẫn hay phụ đạo, chọn nhóm làm bài tập chung, đăng ký mượn sách, nắm những yêu cầu chung và cụ thể về bài assignment theo ý thầy, …
6. CÁC LƯU Ý QUAN TRỌNG KHI HỌC
- Nộp bài đúng “ĐÉT LAI” => nếu không muốn bị điểm zero;
- Không quay cóp => nếu vi phạm sẽ bị cấm/đuổi học;
- Không thuê người làm bài hộ-> vi phạm sẽ bị đuổi học, phạt, tù;
- Trích dẫn đúng cách kẻo bị coi là đạo văn, đạo sách => bị cấm/ đuổi học;
- Tham gia >=80% số buổi học => nếu ko muốn bị hủy visa;
- Nghỉ học có xin phép (giấy bác sỹ…) => nếu không muốn bị coi là nghỉ không phép và cộng dần vào ngày vắng học không phép;
- Hoãn/ defer thi nếu cảm thấy thi sẽ rất không ổn mà có lý do rõ ràng (ốm/ tai nạn đột xuất, tinh thần không tốt (người yêu bỏ/ bố mẹ ốm đau/ nhà có việc buồn khác…) => tránh điểm xấu;
- Không làm thêm nhiều => để không ảnh hưởng đến học tập;
- Cập nhật thông tin nhà ở/ điện thoại/ email mỗi khi thay đổi với Immigration/ VP sinh viên quốc tế/ bố mẹ/ cty EduMatch-> để có support khi cần;
- Trượt => báo cty EduMatch biết để hỗ trợ (hướng dẫn xin phúc tra, thi lại…);
- Đổi ngành/ trường => báo để cty EduMatch hỗ trợ;
- Bất cứ vấn đề gì về học tập => báo để cty EduMatch check và hỗ trợ nếu có thể.
7. TỰ QUẢN
Các DHS sẽ phải tự quản lý mình về mọi mặt, và nếu bạn chưa biết cách, thì cần học/ đọc để biết; và nếu thấy chưa ổn, hãy tham gia khóa học: LEARNING HOW TO LEARN của công ty EduMatch để hiểu thêm. Phạm vi tự quản lý:
- Học tập;
- Thời gian;
- Quan hệ bạn bè/ gia đình/ thầy cô/ đồng nghiệp/ khác;
- Tài chính;
- Làm thêm;
- Ăn chơi và giải trí;
- Đi lại;
- Các vấn đề cá nhân khác…
8. HÒA NHẬP
Đối với những HSSV xa gia đình hay ra nước ngoài lần đầu, vấn đề học tập tuy được đặt lên hàng đầu, nhưng việc làm quen và thích nghi với cuộc sống mới cũng vô cùng quan trọng. Điều này sẽ giúp cho những thành công tiếp theo trong học tập và cuộc sống xã hội của chính bạn.
Bạn cần:
a. Làm quen với xung quanh:
- Người xung quanh;
- Pháp luật;
- Giao thông;
- Ngân hàng;
- Môi trường và cách học;
- Thư viện;
- Văn hóa;
- Ngôn ngữ;
- Ẩm thực;
- Vui chơi giải trí;
- An ninh;
- Y tế;
- Chia sẻ cảm xúc và các khó khăn của mình;
- Tôn trọng quyền riêng tư;
- Chống phân biệt chủng tộc;
- …
b. Điều chỉnh bản thân.
- Đối chiếu những gì mình đã có (kiến thức/ ngôn ngữ/ văn hóa/ thể lực…) với thực tếvà tự rút ra cách ứng xử, hành động phù hợp;
- Đơn giản hóa các vấn đề- cho mình thời gian để hòa nhập, thư giãn, quan sát, nghe ngóng và tìm hiểu dần về cuộc sống quanh bạn, cảm nhận những khác biệt về văn hoá cũng như những kiến thức mới cần học hỏi… bạn sẽ thấy mọi chuyện không có gì ghê gớm lắm;
- Tìm đến các dich vụ hỗ trợ khi cần: học tập/ sức khỏe/ tâm lý/ tình yêu/ khác… tránh rủi ro không cần thiết.
9. AN TOÀN
a. Những nguyên tắc an toàn cơ bản
- Phòng ở: khoá cửa phòng, tủ đồ đạc khi ra ngoài;
- Phương tiện liên lạc: luôn mang theo ĐTDĐ, lưu các số điện thoại khẩn trong điện thoại/ sổ ở nhà;
- Bảo mật thông tin cá nhân: điện thoại, máy tính, các mã số ngân hàng, tài khoản xã hội;
- Đi lại: ban ngày và chỗ đông người. Không nên ra ngoài sau 9h tối;
- Tiền: luôn chỉ mang ít tiền mặt (100-500$); nên dùng thẻ tín dụng;
- Người lạ: không nên quen biết lung tung, không đi chơi với người lạ/ người mới quen/ người say…;
- Chia sẻ thông tin với người tin cậy nếu cần phải đi đâu một mình: đi đâu/ khi nào đi/ khi nào về/ những gì cần dặn lại…;
- Khả nghi: người/ vật/ hiện tượng… hãy nhanh chóng và khéo léo báo bảo vệ/ cảnh sát/ người ở gần bạn nhất;
- Trong mọi trường hợp, ưu tiên tuyệt đối cho sự an toàn cá nhân;
- …
b. Khi đi đâu xa
- Lịch trình rõ ràng và nên share thông tin với người thân để đề phòng;
- Để ý xung quanh, tránh đi đường tắt;
- Khi trời tối, nên đi cùng người quen hoặc sử dụng phương tiện giao thông công cộng;
- Chọn đi những đường có hệ thống sáng, gần đường giao thông chính;
- Ghi nhớ những số điện thoại khẩn cấp, chắc chắn rằng có đủ tiền/ pin điện thoại trong suốt chuyến đi;
- Nếu mang theo ví tiền, hãy giữ cẩn thận bên mình;
- Không nghe headphone khi đi bộ một mình;
- …
c. Nếu nhận thấy mình đang bị người khác bám theo
- Đổi hướng đi, tìm đến chỗ đông người, tìm hỗ trợ của những người gần nhất;
- Luôn nhìn lại phía sau để cảnh báo mình đã nhận ra họ;
- Ghi nhớ đặc điểm nhận dạng để có thể tả lại;
- Thông báo sự việc với bảo vệ hoặc cảnh sát nếu cần.
d. Trong xe ôtô
- Luôn khóa xe bất luận bạn có ở trong xe hay không ở trong xe;
- Phải chú ý khu vực quanh xe, kiểm tra sàn, ghế sau của xe trước khi lên;
- Nên đậu xe ở chỗ sáng;
- Không nên để những thứ có giá trị ở những chỗ dễ thấy trên xe, nên để vào trong thùng xe;
- Không nên lái xe một mình vào buổi đêm;
- Không nên đi nhờ xe trên đường;
- Khi xe hỏng trên đường, nếu có người dừng lại muốn giúp, tốt nhất hãy nhờ người đó gọi điện giúp bạn đến nơi cần hơn là đi nhờ xe họ;
- …
e. An toàn tài sản cá nhân
- Luôn khoá cửa phòng khi ra ngoài, dù chỉ một lúc;
- Nên giữ số model, seri sản xuất của các thiết bị;
- Ghi ký hiệu cá nhân lên đồ vật của mình;
- Khi không sử dụng, cất máy tính và thiết bị khác vào phòng, khoá cửa;
- Viết tên của mình vào sách, máy tính, và trên những gì có thể khác;
- Không để ví, cặp lung tung khi đang ở trong lớp, thư viện hay nhà ăn;
- Cất cẩn thận và không để trong xe giấy đăng ký xe, giấy tờ quan trọng, thẻ tín dụng, tiền hay giấy phép lái xe;
- Nếu bạn dùng xe đạp, luôn dựng xe đúng chỗ và khóa xe lại.
f. Sử dụng máy rút tiền tự động:
- Tránh đi đến máy rút tiền tự động một mình vào ban đêm;
- Không đứng ngay tại máy rút tiền tự động để đếm tiền;
- Không vứt lại hóa đơn rút tiền tại nơi rút;
- Không vào rút tiền nếu thấy xung quanh khả nghi.
10. TRÁNH PHẠM LỖI
Nước ngoài sống và làm việc theo pháp luật nên nếu bạn đã làm theo luật, về cơ bản là bạn okay, Tuy nhiên, lưu ý các case dở khóc dở cười…
- Semi toilet: cẩn thận kẻo bị report/ kết tội harassment (lạm dụng tình dục);
- Bình luận, bình phẩm- cẩn thận kẻo bị khép tội abuse/ discrimination (lạm dụng/ phân biệt chủng tộc)
- Mua đồ luôn cần và lưu hóa đơn;
- Các lỗi do khác biệt văn hóa khác…
- …
*****
Nếu bạn đã thực hiện đúng tất cả những chỉ dẫn trên mà vẫn còn vướng mắc, khó khăn
hay vô tình phạm lỗi…
ĐỪNG NGẠI:
- Báo cho người có thẩm quyền hay thầy cô, người thân biết;
- Liên hệ gấp với HOTLINE của công ty EduMatch: 09887 09698- 09743 80915
CHÚNG TÔI SẼ GIÚP BẠN!
ALL THE BEST!
Tag xem thêm: Du hoc, du hoc anh, du hoc uc, du hoc my, du hoc new zealand
Các phân mục: